Đa phần những loại thức ăn và nước uống đều có vị hơi chua để khi sử dụng hương vị được thơm ngát và kích thích được vị giác. Hương vị chua chua của nước ép hay nước ngọt giúp giải nhiệt những ngày nắng nóng và tạo cảm giác sảng khoái khi dùng. Trong chế biến không phải nguyên liệu nào cũng tạo vị chua được nên đa phần những sản phẩm chế biến công nghiệp hiện nay cần những phụ gia thực phẩm để tạo được độ chua cho thực phẩm để sử dụng. Để biết thêm về các phụ gia tạo chua hiện nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết sau đây.
Chất tạo vị chua là gì?
Chất tạo vị chua cho thực phẩm được xem là một loại acid có nhiều trong các loại trái cây thuộc họ Citrus và những loại vi sinh tạo độ chua khác. Bên cạnh đó acid không chỉ để tạo vị chua mà còn làm chất bảo quản, chất điều chỉnh độ acid trong thực phẩm.
Những loại phụ gia thường được sử dụng để tạo vị chua trong thực phẩm
- Acid Citric: Acid citric được xem là loại acid được sử dụng để tạo vị chua chiết xuất từ trái cây đặc biệt là chanh, cùng với công dụng bảo quản, chất chống oxy hóa tự nhiên trong thực phẩm. Ứng dụng citric trong chế biến nước uống và thức ăn, tăng gia vị chua cho những loại nước uống đóng chai vị chanh, vị cam,…
- Acid Acetic: thường được biết đến là giấm thực phẩm một loại chất lỏng đã được lên men của ethanol,ethanol được xem là kết quả đầu tiền của quá trình lên men của đường sẽ bị oxy hóa tạo thành acid axetic.
CTHH là C2H5OH. Mùi thơm đặc trưng, màu trắng đục hoặc hơi vàng, giấm có độ pH 2.4 -3.4. Gồm các loại acid axetic, ngoài ra chứa ít đường protein, vị ngọt. Là chất phụ gia có kí hiệu là E260
- Acid Malic: acid malic được biết đến là chất điều chỉnh độ axit, chống oxy hóa trong thực phẩm, được sử dụng để thay thế cho citric để tạo vị chua cho thực phẩm. Các sản phẩm thường được sử dụng để tạo vị chua như bánh kẹo, mứt, nước sốt, rượu bia, nước ngọt, nước ép,…ngoài ra còn được sử dụng cho các thực phẩm và gia vị chế biến
- Acid Lactic: Acid Lactic cũng được sản xuất thông qua quá trình lên men, một quá trình trong đó có men, nấm mốc, nấm và vị khuẩn phân hủy carbohydrate cũng như đường, tinh bột, quá trình lên men tạo ra được các thực phẩm có nhiều axit lactic. Acid Lactic được xem như một phụ gia để dùng cho các sản phẩm ngâm chua, đậu nành lên men, bia và thịt, sữa chua,… Ngoài ra còn sử dụng acid Lactic cho các sản phẩm như bánh mì, món tráng miệng, mứt, ô liu để làm chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng và ức chế vi khuẩn gây bệnh.
- Acid Phosphoric: Trong thực phẩm đồ uống: phụ gia trong sản xuất nước giải khát, mứt, thạch rau câu,… nó giúp tạo hương thơm cho thực phẩm, nó giúp kiểm tra sự hình thành nấm và vi khuẩn. Ví dụ trong nước coca, nó giúp cải thiện mùi vị cũng như độ chua, khi được kết hợp cùng với đường HFCS để tạo độ ngọt cho thực phẩm.
Đối với những chất sử dụng tạo độ chua cho thực phẩm và nước uống. Việc sử dụng những chất phụ gia tạo vị chua trong thực phẩm và nước uống để giúp hương vị được trọn vị hơn. Hương vị chua luôn được xem là loại hương vị có nhiều người yêu thích vì khả năng làm hương vị của nước uống và món ăn được ngon hơn cũng như tăng cường khả năng bảo quản để sản phẩm được tốt nhất vì đa phần các loại phụ gia này đều có tính acid tăng cường khả năng chống oxy hóa.